Câu 1. Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có
A. tính thoái hoá. B. tính phổ biến. C. tính đặc hiệu. D. bộ ba kết thúc.
Câu 2. Một phân tử mARN được cấu tạo bởi 2 loại nucleotit A và X. Theo lí thuyết thì có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 8. B. 27. C. 9. D. 64.
Câu 3. Giả sử có 3 loại nucleotit A, U, G thì phân tử mARN có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin?
A. 8. B. 27. C. 24. D. 64.
Câu 4. Trong tự nhiên, có bao nhiêu loại mã di truyền không có nucleotit loại G?
A. 64. B. 27. C. 24. D. 26.
Câu 5. Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi:
1. Số lượng nuclêôtít 2. Thành phần nuclêôtit
3. Trình tự các nuclêôtit 4. Số lượng liên kết Photphodieste
Câu trả lời đúng là:
A. 2 và 3 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 3 và 4
Câu 6. Bệnh già trước tuổi (progeria) ở người hậu quả làm 1 đứa trẻ 9 tuổi có bề ngoài và chức năng sinh lí giống như 1 ông già 70 tuổi. Khi tách ADN của 1 bệnh nhân, người ta thấy có nhiều mảnh phân tử ADN nhỏ thay vì 1 phân tử ADN lớn. Nguyên nhân là do trong tế bào của người mắc bệnh này thiếu enzim:
A. Topoisomeraza. B. ARN pôlimeraza.
C. ADN ligaza. D. ADN pôlimeraza.
Câu 7. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với ở sinh vật nhân sơ ở những điểm nào?
(1) Chiều nhân đôi
(2) Hệ enzim tham gia nhân đôi ADN
(3) Nguyên liệu của sự nhân đôi
(4) Số lượng đơn vị nhân đôi
(5) Nguyên tắc sử dụng trong cơ chế nhân đôi
A. (1) và (3) B. (1) và (5) C. (2) và (4) D. (2) và (3)
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(1) Gen cấu trúc là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
(2) Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh.
(3) Bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.
(4) Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin trừ UAA và UGG.
(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
(6) Gen cấu trúc là những gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (4). B. (2), (6). C. (2), (3), (5). D. (4), (6).
Câu 9. Trong quá trình nhân đôi ADN, các enzim tham gia:
I. Enzim ADN polimeraza; II. Enzim ligaza; III. Enzim proteaza;
IV. Các enzim tháo xoắn; V. Enzim ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi.
Số enzim tham gia vào quá trình nhân đôi là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3
Câu 10. Cho các phát biểu sau đây về quá trình nhân đôi ADN:
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thới với quá trình phiên mã
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
(4) Các mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 11. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch của phân tử ADN mẹ
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A – T, G – X và ngược lại
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tao ra nhiều đơn vị nhân đôi
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 12. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
(1) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, là mã bộ ba
(2) Có tất cả 64 bộ ba mã hóa cho các loại axit amin
(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U,có thể mã hoá cho tối đa 7 loại axit amin
(4) Codon 5’UAG3’mã hoá cho axit amin mở đầu khi tổng hợp protein
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 13. Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về:
1. Chiều tổng hợp.
2. Các enzim tham gia.
3. Thành phần tham gia.
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi.
5. Nguyên tắc nhân đôi.
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 5.
Câu 14. Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN:
(1) Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(2) ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
(3) Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADN pôlimeraza giống nhau.
(5) Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực là:
A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 15. Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nucleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Nhận xét đúng là:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).
C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 16. Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. ARN polimeraza. B. Enzim mồi.
C. ADN polimeraza. D. ADN ligaza.
Câu 17. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại $\dfrac{A}{G}$ lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ $\dfrac{A}{G}$.
Câu 18. Quá trình tự nhân đôi của ADN trong nhân có đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo toàn
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’ → 3’
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi, 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ
(7) Enzim nối ligaza chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 19. Có bao nhiêu nhận định đúng về gen?
(1) Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa.
(3) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một tARN, rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh.
(4) Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có cấu tạo một mạch còn gen cấu trúc có cấu tạo hai mạch.
(5) Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của gen cấu trúc.
(6) Trình tự các nucleotit trong gen là trình tự mang thông tin di truyền.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 20. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền
I. Mã di truyền là mã bộ ba.
II. Có tất cả 62 bộ ba.
III. Có 3 mã di truyền là mã kết thúc.
IV.Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin
V. Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A.
VI. Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 21. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3′ của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzym ADN polymeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
VI. Sử sụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 22. Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN
I. Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
II. ADN polymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
III. Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
IV. Có sự tham gia của nhiều loại ADN polymeraza giống nhau
V. Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Số đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 23. Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của ADN:
(1) Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
(2) Nhờ các enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo chạc chữa Y.
(3) Hình thành nên hai phân tử ADN con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ của ADN ban đầu và một mạch mới.
(4) Enzim ADN polimeraza dựa trên mạch khuôn của ADN để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
Thứ tự đúng của các sự kiện trên là:
A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 2 → 4 → 3 → 1.
C. 2 → 4 → 1 → 3. D. 2 → 1 → 4 → 3.
Câu 24. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen của sinh vật nhân thực?
(1) Trình tự nucleotit trong vùng mã hoá của gen nhưng không mang thông tin mã hoá axit amin được gọi là đoạn exon, trình tự nucleotit mang thông tin mã hoá axit amin được gọi là intron.
(2) Phần lớn, vùng mã hoá trên gen của sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi hai loại đoạn là exon và intron nên được gọi là gen không phân mảnh.
(3) Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực bao gồm hai mạch và được phân chia thành 3 vùng là: vùng điều hoà, vùng khởi động và vùng vận hành.
(4) Phần lớn, gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn intron là các đoạn exon, số đoạn intron nhiều hơn số đoạn exon 1 đơn vị.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 25. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(1) Mã di truyền là mã bộ ba.
(2) Mã di truyền gồm có 61 bộ ba.
(3) Có 3 mã di truyền làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là mỗi axit amin chỉ được mã hóa từ một bộ ba.
(5) Có 60 mã di truyền tham gia mã hóa cho các axit amin.
(6) Mã di truyền mang tính thoái hóa.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 26. Cho các phát biểu sau về gen và mã di truyền:
(1) Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba.
(3) Kháng thể, enzim là sản phẩm của gen cấu trúc.
(4) Những đặc điểm của mã di truyền: tính phổ biến, tính liên tục, tính thoái hóa và tính đặc hiệu.
(5) Mã di truyền không phải đặc trưng cho từng loài sinh vật mà là mã di truyền có tính phổ biến: mọi loài sinh vật đều có chung một bộ ba mã di truyền.
(6) Mã di truyền là mã bộ ba.
(7) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 27. Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có bao nhiêu nhận xét đúng.
I. Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
II. Thường mang các gen phân mãnh và tồn tại theo từng cặp alen.
III. Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
IV. Có cấu trúc mạch xoắn kép.
V. Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Số nhận định đúng là:
A. 2. B. 3. C. 2. D. 5
Câu 28. Số nhận xét đúng về plasmit:
I. Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.
II. Tồn tại trong tế bào chất.
III. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
IV. Trên plasmit không chứa gen.
V. Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
III. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
IV. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
I. Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
II. Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới, vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki tạo nên mạch liên tục
III. Có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G với X và ngược lại
IV nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (đơn vị tái bản)
V. Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Có mấy đặc điểm nào sau đây có ở cả quá trình nhân đôi của ADN và quá trình phiên mã?
I. Sử dụng nucleotit làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
II. Mạch mới được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5′ đến 3′.
III. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
IV. Sử dụng cả hai mạch của ADN làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Phát biểu về quá trình nhân đôi ADN, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Nhân đôi ADN chỉ diễn ra ở pha nhân đôi (pha S) thuộc kì trung gian.
2. Có 5 loại bazơ nitơ tham gia cấu tạo nên các đơn phân là nguyên liệu cho quá trình nhân đôi.
3. Các gen trên cùng một NST có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
4. ARN polimerase liên kết vào vùng điều hòa của gen và khởi động quá trình phiên mã.
5. Các gen mã hóa cho sản phẩm cuối cùng là protein thì sẽ phiên mã ra mARN.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều được nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thường ít hơn gen cấu trúc.
(5) Các gen có thể có một hoặc nhiều alen trong cùng một tế bào.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 34. Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.
II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ
sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
III. ADN ở tể bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit
IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X
V. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 36. Khi nói về số lần nhân đôi của các phân tử ADN ở trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các phân tử ADN trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
II. ADN ở tế bào chất thường có số lần nhân đôi nhiều hơn ADN trong nhân tế bào.
III. Nếu tế bào không phân bào thì ADN ở trong nhân không thực hiện nhân đôi.
IV. Nếu tế bào không phân bào thì ADN ở trong tế bào chất vẫn có thể tiến hành nhân đôi.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 37. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen phân mảnh và gen không phân mảnh?
(1) Gen phân mảnh là gen có vùng điều hoà được cấu tạo bởi hai loại đoạn (exon và intron).
(2) Gen không phân mảnh thường gặp ở sinh vật nhân sơ và gen phân mảnh thường gặp ở sinh vật nhân thực.
(3) Bộ ba mã mở đầu nằm trên đoạn exon ở vùng mã hoá của gen phân mảnh.
(4) Bộ ba mã kết thúc nằm trên đoạn intron cuối cùng ở vùng mã hoá của gen phân mảnh.
(5) Gen không phân mảnh là gen có vùng mã hoá được cấu tạo bởi một loại đoạn là intron.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
(1) Mã di truyền có tính phổ biến có nghĩa là tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền (có ngoại lệ).
(2) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 3′ đến 5′ trên phân tử mARN.
(3) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba, không gối lên nhau.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là một loại axit amin chỉ được mã hoá bởi một loại bộ ba.
(5) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 5′ đến 3′ trên mạch khuôn của gen.
(6) Mã di truyền có tính thoái hoá có nghĩa là một bộ ba mang thông tin mã hoá nhiều loại axit amin khác nhau.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 39. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đoạn mồi ARN ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Đoạn ARN mồi có cấu trúc kép, thẳng.
(2) Đoạn mồi ARN do enzim ADN polimeraza xúc tác tạo ra.
(3) Đoạn mồi ARN giúp enzim ARN polimeraza hoạt động để tổng hợp mạch ADN mới.
(4) Thành phần đơn phân tham gia cấu tạo nên đoạn mồi ARN là: T, U, G, X.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về gen cấu trúc?
(1) Vùng điều hoà và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nucleotit đặc biệt.
(2) Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
(3) Vùng điều hoà của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
(4) Vùng mã hoá của gen mang thông tin mã hoá các axit amin.
(5) Vùng kết thúc nằm phía đầu 5’P trên mạch bổ sung của gen.
(6) Bộ ba mã mở đầu nằm ở vùng điều hoà của gen.
(7) Bộ ba mã kết thúc nằm ở vùng kết thúc của gen.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đăng bình luận