Câu 1. (2,0 điểm)
Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng ethanol ($CH_3-CH_2-OH$) hoặc acetate ($CH_3COO^-$) làm nguồn cacbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại chất này của tế bào vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây: 1. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất trên.
2. Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
a. Sự vận chuyển của hai chất A và B qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
b. Hai chất A và B, chất nào là ethanol và chất nào là acetate? Giải thích.
Câu 2. (1,5 điểm)
Các nhà khoa học đã phân lập được 3 chủng vi khuẩn khác nhau: $ProA^+$, $ProB^+$, $ProC^+$ cần bổ sung proline để sinh trưởng. Một chủng nhạy cảm với điều kiện lạnh, một chủng nhạy cảm với điều kiện nóng và một chủng có một gen bị mất (deletion). Các thí nghiệm nuôi chéo được thực hiện bằng cách cấy đồng thời các chủng vi khuẩn trên đĩa thạch chứa môi trường tối thiểu được bổ sung proline ở nồng độ rất thấp. Trong các thí nghiệm nuôi cấy chéo này, sản phẩm trao đổi chất được tiết ra từ một chủng có thể nuôi dưỡng chủng bên cạnh. Sau khi sinh trưởng ở 3 nhiệt độ khác nhau, kết quả được biểu diễn ở hình sau: Các vùng màu đen sẫm thể hiện tốc độ sinh trưởng mạnh của tế bào; các vùng xám nhạt thể hiện tốc độ sinh trưởng thấp; wt là chủng kiểu dại.
Hãy cho biết:
1. Chủng nào là chủng nhạy cảm với điều kiện nóng? Chủng nào nhạy cảm với điều kiện lạnh? Chủng nào có gen bị mất? Giải thích.
2. Chất trung gian của chủng $ProA^+$ chuyển hóa đứng trước hay sau chất trung gian của chủng $ProB^+$? Giải thích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Những đột biến gen nào dẫn đến các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kỳ sau ở nguyên phân không phân ly bình thường về hai cực của tế bào? Giải thích.
Câu 4. (1,5 điểm)
Một phòng thí nghiệm vi sinh gần đây đã phân lập được một chủng vi khuẩn Thermus szegediensis từ một suối nước nóng ở Szeged. Để xác định kiểu dinh dưỡng của chủng vi khuẩn này, các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm với các điều kiện khác nhau và đạt được kết quả như ở bảng sau:
Các điều kiện | Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | Thí nghiệm 4 |
Ánh sáng | + | + | – | – |
Oxy | + | + | + | + |
Nito | + | + | + | + |
Photpho | + | + | + | + |
Các muối ở nước suối nóng | + | + | + | + |
Glucose | + | – | + | – |
Khoáng vi lượng | + | + | + | + |
Sự sinh trưởng | Có | Có | Có | Có |
Dấu (+) thể hiện sự có mặt điều kiện thí nghiệm, dấu (-) thể hiện sự vắng mặt một điều kiện thí nghiệm.
1. Dựa vào kết quả ở bảng trên em hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của Thermus szegediensis.
2. Trong các yếu tố sau: $SO_4^{2-}$, ánh sáng, $H_2S$, $NO_3^-$, diệp lục, axit lactic. Khả năng cao nhất, Thermus szegediensis sử dụng yếu tố nào làm nguồn năng lượng để sản xuất các hợp chất hữu cơ phức tạp? Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm)
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai loài A và B đến sự sinh trưởng và phát triển của loài C, người ta thực hiện các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả hai loài A và B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 2 (TN2): Loại bỏ loài A ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 3 (TN3): Loại bỏ loài B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 4 (TN4-Đối chứng): Cả hai loài A và B cùng sống trong khu cực loài C sinh sống.
Sau 24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị sau: 1. Em có nhận xét gì sự phát triển của loài C ở các thí nghiệm 1, 2 và 3?
2. Từ kết quả thí nghiệm, em hãy xác định mối quan hệ giữa các loài A và C, B và C. Giải thích.
Câu 6. (1,5 điểm)
Có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có loài này sinh sống) cách ly hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên một quần thể mới gọi là quần thể B. Sau một thời gian sinh trưởng, kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số alen X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A.
1. Hãy giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen A giữa hai quần thể A và B.
2. Nêu hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B. Giải thích.
Câu 7. (1,5 điểm)
Khi E.coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn hợp glucose và lactose. Đồ thị dưới đây cho thấy kiểu biểu hiện mARN lac ở các tế bào E.coli kiểu dại và đột biến sau khi lactose được bổ sung vào môi trường đã cạn kiệt glucose. Hãy chỉ ra trong các thể đột biến dưới đây, thể đột biến nào có thể và thể đột biến nào không thể có biểu hiện giống kiểu đột biến ở đồ thị trên.
1. Thể đột biến ở E.coli mất khả năng biểu hiện protein ức chế.
2. Thể đột biến ở E.coli mà ở đó protein ức chế có khả năng liên kết vào trình tự chỉ huy (vùng O) nhưng không có khả năng liên kết với lactose.
3. Thể đột biến ở E.coli mà ở đó promoter bị đột biến dẫn đến protein ức chế không còn khả năng liên kết vào nó.
4. Thể đột biến ở E.coli mà ở đó ARN polimerase không có khả năng liên kết vào trình tự khởi đầu phiên mã (promoter) của operon lac.
Câu 8. (1,5 điểm)
Các bảng (1 đến 6) ở nhiễm sắc thể tuyến nước bọt của ruồi giấm được thể hiện dưới đây cùng với 5 mất đoạn, kí hiệu từ A đến E. Có 6 alen lặn: p, q, r, s, t và u nằm trên vùng này nhưng thứ tự các alen chưa biết. Người ta đã tạo ra các dòng ruồi trong đó mỗi đột biến mất đoạn là dị hợp tử với mỗi alen. Trong bảng sau, chữ cái biểu diễn kiểu hình đột biến và dấu (+) biểu diễn kiểu hình dại:
Hãy xác định băng nào tương ứng với alen nào? Giải thích.
Câu 9. (1,0 điểm)
ADN lấy từ các giai đoạn phát triển khác nhau của phôi và từ các mô trưởng thành của một sinh vật được xử lý bằng ADNaza. Sau đó chúng được kiểm tra sự có mặt của gen A và B. Bảng dưới đây là kết quả thu được:
Trứng thụ tinh | Phôi vị | Giai đoạn ống thần kinh | Gan | Cơ | Tủy xương | |
Gen A | + | + | – | + | + | – |
Gen B | – | – | + | – | + | + |
Dấu cộng (+) thể hiện có mặt, dấu trừ (-) thể hiện không có mặt.
Dựa trên kết quả thu được, hãy xác định hoạt tính của gen A và B.
Câu 10. (2,0 điểm)
Đo chiều dài tai và đuôi của 3 con thỏ cùng độ tuổi, cùng mức dinh dưỡng nhưng sống ở 3 vùng khác nhau (vùng 1: ở 30 độ vĩ Bắc, vùng 2: ở 55 độ vĩ Bắc, vùng 3: ở 80 độ vĩ Bắc). Người ta thu được kết quả sau:
Chiều dài tai (cm) | Chiều dài đuôi (cm) | |
Thỏ A | 21,2 | 12,6 |
Thỏ B | 16,3 | 8,9 |
Thỏ C | 18,6 | 10,4 |
1. Nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự sai khác về chiều dài của các bộ phận trên? Sự sau khác đó được giải thích dựa trên cơ sở nào?
2. Xác định vùng sống của mỗi thỏ trên.
3. Người ta đem một số con chưa trưởng thành ở vùng sống của thỏ A đến nuôi ở vùng sống của thỏ B thì sau một thời gian các thỏ chưa trưởng thành này đều bị chết. Giải thích.
Câu 11. (2,0 điểm)
Một cây bình thường có màu hoa đỏ. Các nhà chọn giống thực vật đã tạo ra được ba dòng đột biến thuần chủng khác nhau của cây có màu hoa trắng (kí hiệu là dòng a, b và c). Các nhà khoa học đã tiến hành các phép lai và thu được kiểu hình của đời con như sau:
Phép lai | Tổ hợp lai | Kiểu hình đời con |
1 | Dòng a $\times$ dòng b | Tất cả $F_1$ là hoa trắng. |
2 | Dòng a $\times$ dòng c | Tất cả $F_1$ là hoa đỏ. |
3 | Dòng b $\times$ dòng c | Tất cả $F_1$ là hoa trắng. |
4 | Hoa đỏ $F_1$ tạo ra từ phép lai 2 $\times$ dòng a | $\dfrac{1}{4}$ hoa đỏ : $\dfrac{3}{4}$ hoa trắng. |
5 | Hoa đỏ $F_1$ tạo ra từ phép lai 2 $\times$ dòng b | $\dfrac{1}{8}$ hoa đỏ : $\dfrac{7}{8}$ hoa trắng. |
6 | Hoa đỏ $F_1$ tạo ra từ phép lai 2 $\times$ dòng c | $\dfrac{1}{2}$ hoa đỏ : $\dfrac{1}{2}$ hoa trắng. |
Biết rằng không có phát sinh đột biến mới, các gen phân li độc lập. Hãy xác định kiểu gen của các dòng a, b và c.
Câu 12. (2,5 điểm)
Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội quy định bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường về bệnh này, nhưng mẹ mang alen gây bệnh họ sinh một đứa con gái bị bệnh mù màu.
1. Hãy đưa ra giả thiết để giải thích vì sao đứa con gái bị bệnh mù màu.
2. Bằng cách nào để chứng minh giả thiết của em là đúng?
Đăng bình luận