Câu 1 (3,00 điểm):
1. So sánh cấu trúc tilacoit trong lục lạp ở tế bào thực vật bậc cao và bào quan lizôxôm ở tế bào động vật bậc cao
2. Giải thích kết quả hoạt động của amip trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng đã được bổ sung bởi thuốc ức chế bơm prôton.
3. Hiệu quả điều trị bệnh bằng kháng sinh đối với những bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy thường thấp hơn so với những người không sử dụng ma túy. Từ cơ sở cấu trúc và chức năng của bào quan trong tế bào, giải thích hiện tượng trên.
Câu 2 (2,00 điểm):
1. Trong chu kì tế bào, hãy cho biết: Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A và cyclin B.
2. Người ta tách một tế bào từ mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong môi trường mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp, sau 13 giờ 7 phút các tế bào đã sử dụng nguyên liệu của môi trường tương đương với 720 nhiễm sắc thể đơn và lúc này quan sát thấy các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái đóng xoắn cực đại. Biết tỉ lệ thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân bào là 3 : 2 : 2 : 3 tương ứng với $\dfrac{9}{19}$ chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của tế bào trên.
Câu 3 (3,00 điểm):
1. Cho ba mẫu vi sinh vật thu nhập từ các điểm khác nhau và mỗi mẫu được nuôi cấy trên môi trường có đầy đủ các nguyên tố thiết yếu (ở dạng các ion), trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi cấy ban đầu (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I). Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra môi trường ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của ba mẫu vi sinh vật được theo dõi và ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:Cho các nhóm vi sinh vật sau đây (a → d)
a: Vi sinh vật quang tự dưỡng.
b: Vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c: Vi sinh vật chứa các hạt tích lũy trong tế bào dưới dạng thể vùi.
d: Vi sinh vật chứa màng tilacoit.
Xác định mẫu có nhiều khả năng chứa nhóm vi sinh vật nói trên. Giải thích.
2. Năm 2005, Barry Marshall và Robin Warren nhận được giải thưởng Nobel Y học với việc phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những tác nhân gây loét dạ dày. Vì sao chúng không bị ảnh hưởng bởi HCl dạ dày? Vi khuẩn này gây loét dạ dày bằng cách nào? Phát hiện này định hướng gì cho việc điều trị các ổ loét dạ dày do vi khuẩn HP?
3. HIV có gen gag mã hóa cho protein capsit; gen pol mã hóa cho enzim phiên mã ngược và intergrase; gen env mã hóa cho protein gai bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số các gen trên bị đột biến làm cho sản phẩm của gen bị mất chức năng? Giải thích.
Câu 4 (1,50 điểm):
Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe. HBs được sử dụng phổ biến làm văcxin, còn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut. Để xác định có nên cho trẻ tiêm chủng văcxin phòng viêm gan B, bố mẹ của một số trẻ đã đưa con đi kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên virut và kháng thể tương ứng ở trẻ. Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 5 trẻ (kí hiệu từ T1 đến T5) và những trẻ này chưa từng được tiêm văcxin viêm gan B.
Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể hiện sự vắng mặt, dấu (?) thể hiện phép kiểm tra chưa được thực hiện.Dựa vào kết quả xét nghiệm, hãy cho biết trong những trẻ trên:
1. Trẻ nào đang bị nhiễm virut viêm gan B? Giải thích.
2. Trẻ nào bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh? Giải thích.
3. Trẻ nào cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B? Giải thích.
Câu 5 (2,00 điểm):
Sơ đồ minh họa con đường vận chuyển electron trong quang hợp như sau:1. Cho biết chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng? Giải thích.
2. Nếu chất diệt cỏ parapuat làm ngăn chặn vận chuyển electron từ chất nhận electron sơ cấp đến Feredoxin (Fd) ở PSI, hậu quả nào sẽ xảy ra đối với chuỗi vận chuyển electron và cây khi bị phun chất này?
Câu 6 (2,00 điểm):
1. Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo khi độ ẩm không khí cao. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xuất hiện ở mép lá?
2. Người ta tiến hành xử lí các cây lấy từ 2 dòng đậu thuần chủng trên lùn (dòng 1 và dòng 2) và các cây lấy từ dòng đậu thuần chủng thân cao bình thường (dòng 3) bằng cùng một loại hoocmôn thực vật, với nồng độ và thời gian xử lý như nhau. Tất cả cây thí nghiệm lấy từ dòng 1, 2 và 3 đều có cùng độ tuổi và được gieo trồng trong các điều kiện giống nhau. Sau một thời gian theo dõi, người ta thấy các cây được xử lý hoocmôn của dòng 1 có thân cao bình thường như cây của dòng 3, còn cây của dòng 2 và 3 mặc dù được xử lý hoocmôn vẫn không có thay đổi về chiều cao.
a) Loại hoocmôn thực vật sử dụng ở trên là gì?
b) Có thể giải thích kết quả trên như thế nào?
Câu 7 (1,00 điểm):
Biểu đồ hình dưới đây phản ánh các quang chu kì: A, B, C và D. Một cây ngày dài sẽ ra hoa hay không ra hoa nếu được đặt vào mỗi quang chu kì trên? Giải thích.
Câu 8 (3,00 điểm):
1. Cho biết trong hình sau, đường cong nào phản ánh đúng nhất đáp ứng của người khỏe mạnh, người đái tháo đường type 1 và người đái tháo đường type 2 đối với việc uống glucose?2. Sơ đồ dưới đây tóm tắt cơ chế điều hòa hoocmôn đáp ứng với stress trong cơ thể người:
Có 3 bệnh nhân đi xét nghiệm máu:
– Bệnh nhân 1: Căng thẳng thần kinh kéo dài.
– Bệnh nhân 2: Thiếu máu thượng thận mãn tính.
– Bệnh nhân 3: Tăng chức năng thượng thận (hội chứng Cushing).
Kết quả xét nghiệm nồng độ các hoocmôn CRH, ACTH và Cortisol của 3 mẫu máu như sau:
Mẫu máu | CRH | ACTH | Cortisol |
M1 | Cao | Cao | Cao |
M2 | Thấp | Thấp | Cao |
M3 | Cao | Cao | Thấp |
Xác định các mẫu máu trên tương ứng với bệnh nhân nào? Giải thích.
Câu 9 (1,50 điểm):
1. Các loại rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi.
Hình sau cho thấy hình dạng của đường cong Dòng chảy – Thể tích đo được khi hít vào gắng sức, thở ra gắng sức ở người khỏe mạnh và ba bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp.a) pH máu của bệnh nhân rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích.
b) Bệnh nhân rối loạn dạng 2 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích.
c) Thể tích khí cặn của bệnh nhân rối loạn dạng 3 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích.
2. Vì sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng bệnh huyết áp cao?
Câu 10 (1,00 điểm):
Cho các thành phần cấu trúc của màng nơron như sau: bơm $Na^+/K^+$, ATP-aza, kênh $Na^+$, kênh $K^+$, kênh $Ca^{++}$. Cho biết hỏng cấu trúc nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron? Giải thích.
Đăng bình luận