Câu 1 (3,00 điểm):
1. Ở tế bào nhân sơ, phần lớn ADN vùng nhân có dạng mạch vòng; trong khi đó nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực, phân tử ADN có dạng mạch thẳng.
a) Trình bày 4 nguyên tắc chung trong quá trình tự nhân đôi của hai loại phân tử ADN trên. Giải thích.
b) Tại sao ở tế bào nhân thực, quá trình tự nhân đôi ADN dẫn tới chiều dài ADN ngắn dần theo thời gian? Ý nghĩa của hiện tượng này và cách khắc phục của tế bào nhân thực. Giải thích.
2. Hình bên là sơ đồ mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong tế bào của một loài sinh vật. Quan sát sơ đồ và cho biết:
a) Loài sinh vật này là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực? Giải thích.
b) Các chữ cái A, B, C trong sơ đồ tương ứng với đầu 3′ hay 5′ của chuỗi pôlinuclêôtit?
c) Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ribosome nào (1, 2 hay 3) có số axit amin nhiều nhất?
Câu 2 (2,50 điểm):
1. Cho biết những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sản phẩm của một gen? Giải thích.
2. Ở người, tính trạng máu khó đông và tính trạng không có tuyến mồ hôi do đột biến gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Giải thích nguyên nhân của từng trường hợp sau:
a) Người phụ nữ có kiểu gen dị hợp tử nhưng trên da của họ có vùng có tuyến mồ hôi, có vùng không có tuyến mồ hôi xen kẽ nhau.
b) Người phụ nữ có kiểu gen dị hợp tử nhưng bị bệnh máu khó đông.
3. Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51µm, bị đột biến mất ba cặp nuclêôtit tại vị trí cặp nuclêôtit số 4, 17 và 101. Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen đột biến trên có bao nhiêu axit amin mới so với chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen ban đầu? Biết không phát sinh thêm đột biến mới, các bộ ba trước và sau đột biến quy định hai loại axit amin khác nhau và không làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
Câu 3 (1,00 điểm):
Hình bên là kết quả điện di phân tích hai lôcut gen (gọi tắt là locut 1 và locut 2) của một con gà con (kí hiệu C), gà mẹ (kí hiệu Me) và 6 con gà trống trong độ tuổi sinh sản trong đàn (kí hiệu lần lượt từ Tr1 đến Tr6). Có thể xác định được gà trống nào là gà bố từ dữ liệu này không? Giải thích.
Câu 4 (2,00 điểm):
Khi nghiên cứu sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một lôcut chi phối, người ta thấy quần thể cân bằng di truyền với tần số alen trội là 0,6. Một gia đình trong quần thể có phả hệ như hình bên.
1. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng nghiên cứu.
2. Có tối đa bao nhiêu cá thể có thể xác định được chính xác kiểu gen? Giải thích.
3. Nếu người phụ nữ (8) kết hôn với người đàn ông không bệnh trong quần thể thì xác suất sinh một đứa con bị bệnh là bao nhiêu?
4. Nếu người đàn ông (10) kết hôn với một người phụ nữ không bệnh trong quần thể và sinh 2 con, tính xác suất để ít nhất 1 con của họ không bị bệnh.
Câu 5 (3,00 điểm):
1. Một loài thực vật, đột biến mất đoạn chứa gen D ở một trong hai chiếc của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, làm thay đổi hình dạng của lá nhưng cây vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Các hợp tử mang đột biến mất đoạn chứa gen D đồng thời ở cả hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng đều bị chết. Một cây bị đột biến mất đoạn chứa gen D có lá bị biến dạng tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây con có lá bình thường được tạo ra ở đời $F_1$ là bao nhiêu?
2. Cho một cây hoa đỏ, thân cao ở thế hệ P lai phân tích, $F_1$ thu được toàn cây hoa đỏ, thân cao. Tiếp tục cho $F_1$ lai phân tích, thu được $F_2$ phân tính theo tỉ lệ sau: 43,5% cây hoa hồng, thân thấp : 24,5% cây hoa trắng, thân thấp : 18% cây hoa đỏ, thân cao : 7% cây hoa đỏ, thân thấp : 6,5% cây hoa hồng, thân cao : 0,5% cây hoa trắng, thân cao.
Giải thích kết quả, xác định kiểu gen của P và $F_1$.
Câu 6 (2,00 điểm):
1. Trình bày những khác biệt về tác động của di – nhập gen (dòng gen) và biến động di truyền (phiêu bạt gen) trong tiến hóa nhỏ.
2. Sự biến đổi mức độ dòng gen có liên quan gì với sự hình thành loài mới ở động vật?
Câu 7 (2,00 điểm):
1. Hai quần thể khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có cấu trúc di truyền khác biệt nhau. Những nhân tố tiến hóa nào có thể tạo nên sự khác biệt đó?
2. Ở loài dơi có 2 nhóm: Nhóm dơi nhỏ thu phát siêu âm để tránh vật chướng ngại trong khi bay, nhóm dơi lớn dùng mắt đề tránh vật chướng ngại trên đường bay. Từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng, 2 nhóm này bắt nguồn từ một tổ tiên chung là thú ăn sâu bọ. Những nghiên cứu gần đây cho biết, cơ quan thị giác của dơi lớn và của các loài linh trưởng có một số điểm tương đồng. Điều này khiến cho một số nhà khoa học cho rằng, có thể dơi lớn đã tiến hóa từ vượn cáo trong bộ linh trưởng. Sinh học phân tử có thể giúp gì để giải quyết vấn đề nói trên? Điều gì sẽ chứng minh 2 nhóm dơi có chung một nguồn gốc hoặc có nguồn gốc khác nhau?
Câu 8 (2,00 điểm):
Hình vẽ dưới đây biểu diễn lát cắt ngang thân của những cá thể thực vật cùng loài (A, B và C) sinh trưởng ở những vị trí khác nhau trong rừng ôn đới.
Cho biết hàm lượng nước và các chất dinh dưỡng khoáng trong đất giống nhau ở các vị trí nghiên cứu. 1. Xác định tuổi của mỗi cá thể thực vật trên dựa vào số lượng vòng gỗ hằng năm. Giải thích.
2. Mô tả về nơi sống, đặc điểm sinh trưởng và hình thái của mỗi cá thể trong rừng. Giải thích.
Câu 9 (2,50 điểm):
1. Quan sát hình bên có kí hiệu A, B, C, D là các loài khác nhau trong một quần xã. Hãy cho biết:
a) Mỗi kí hiệu trên tương ứng với loài nào?
b) Nêu đặc điểm sinh thái và vai trò của mỗi loài A, B, C, D đối với quần xã.
Hình: Sơ đồ biểu diễn mức độ cạnh tranh và sinh khối của các loài.
2. Một loài thực vật H là thức ăn của 3 loài côn trùng $M_1$, $M_2$, $M_3$. Mỗi loài côn trùng này lại là thức ăn của 1 loài động vật ăn côn trùng tương ứng $N_1$, $N_2$, $N_3$. Khi du nhập vật ăn thịt đầu bảng chuyên ăn $N_2$, $N_3$ và quần xã này, số lượng loài $N_1$ có tăng lên không? Giải thích.
Đăng bình luận