Câu 1: (2 điểm)
1)
a. Cách bố trí phospholipit trên màng sinh chất được thể hiện như thế nào? Hãy cho biết cách sắp xếp đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động sống của tế bào?
b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế một loại thuốc cần nó phải vào tế bào thì họ thường gắn nhóm methyl ($-CH_3$) vào thuốc để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học thiết kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ thường gắn vào phân tử thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích tại sao phải gắn nhóm $-CH_3$ hoặc nhóm tích điện vào phân tử thuốc.
2)
a. Tất cả các loại lipid đều có 1 đặc tính chung, đó là đặc tính nào? Chỉ ra chức năng quan trọng nhất của 2 loại lipid có chứa axit béo.
b. Các acid béo no và acid béo không no có mặt ở các tế bào sinh vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau như thế nào? Giải thích sự khác biệt ấy.
Câu 2: (2 điểm)
1) Protein có thể bị phân huỷ trong tế bào bởi Ubiquitin. Ubiquitin là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong đánh dấu protein.
2) Chất kìm hãm ptoteasome đóng vai trò như thế nào trong điều trị ung thư?
Câu 3: (2 điểm)
Nuôi cấy 3 loại vi khuẩn gồm Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Chlostridium sporogenes vào các ống nghiệm với 2 loại môi trường có thành phần như sau:
Môi trường I | Môi trường II |
Nước chiết thịt: 30g Glucose: 2 g Thạch: 6 g Nước cất: 1 lít | Nước chiết thịt: 30g Glucose: 2 g Thạch: 6 g Nước cất: 1 lít $KNO_3$: 1 g |
Sau thời gian nuôi ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
– Ở môi trường I:
Pseudomonas aeruginosa phát triển ở mặt thoáng của ống nghiệm.
Escherichia coli phát triển trong toàn bộ ống nghiệm.
Chlostridium sporogenes phát triển ở đáy ống nghiệm.
– Ở môi trường II:
Pseudomonas aeruginosa phát triển ở toàn bộ ống nghiệm.
Escherichia coli phát triển trong toàn bộ ống nghiệm.
Chlostridium sporogenes phát triển ở đáy ống nghiệm.
1) Hãy xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn trên. Giải thích.
2) Giải thích tại sao Pseudomonas aeruginosa ở 2 loại môi trường trên lại có sự sinh trưởng khác nhau?
Câu 4: (2 điểm)
1) Phân biệt dị nhiễm sắc với nguyên nhiễm sắc. Vì sao có một số vùng trên nhiễm sắc thể có thể chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm sắc?
2) Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể và hàm lượng ADN của nhân tế bào khi một tế bào vừa trải qua nguyên phân. Giải thích?
Chú thích: Cell cycle – Chu kì tế bào; Relative DNA amount – Hàm lượng tương đối của ADN.
Câu 5: (2 điểm)
1) Nguyên nhân nào làm cho nhiều loại virut mới bỗng dưng xuất hiện và gây bệnh? Các nhà khoa học đã có những dự đoán nào về nguyên nhân xuất hiện của virut Corona (COVID – 19) gây bệnh Viêm phổi cấp đang lây lan nhanh ở Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay?
2) Vi khuẩn Escherichia coli có khối lượng khoảng $5.10^{-13}$. Khối lượng của trái đất khoảng $6.10^{27}$. Cho biết vi khuẩn này cứ 20 phút lại phân chia 1 lần.
Sau bao lâu từ một tế bào vi khuẩn nuôi cấy ban đầu sẽ tạo ra tổng khối lượng tế bào vi khuẩn bằng khối lượng của Trái đất (giả sử các điều kiện nuôi cấy hoàn toàn tối ưu)?
Câu 6: (2 điểm)
1) Quá trình cố định nitơ trong nốt sần của cây họ đậu cần đủ 4 điều kiện bao gồm ATP, NADH, kị khí và sự có mặt của enzim nitrogenase. Tuy nhiên, rễ cây và các tế bào vi khuẩn Rhzobium đều sống trong điều kiện hiếu khí. Hãy chỉ ra các biến đổi thích nghi của cây họ đậu và vi khuẩn Rhzobium để sự cộng sinh giữa hai loài có được như ngày nay? Giải thích.
2) Bệnh viêm nhiễm mãn tính là những bệnh viêm nhiễm lặp đi lặp lại kéo dài. Khi nghiên cứu nguyên nhân gây những bệnh viêm nhiễm mãn tính này, người ta ghi nhận thấy đa số các ca bệnh thường có hiện tượng xuất hiện màng sinh học là tổ hợp các vi sinh vật cùng loài hoặc khác loài liên hệ với nhau bởi lớp chất nhầy.
a. Giải thích tại sao đa số các ca bệnh viêm nhiễm mãn tính lại xuất hiện các màng sinh học này?
b. Giải thích cơ sở di truyền học và tiến hóa của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh trong các trường hợp viêm nhiễm mãn tính.
Câu 7: (2 điểm)
1) Đồ thị sau đây thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng với tốc độ thoát hơi nước từ biểu bì trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây. Các nhân tố môi trường khác được giữ ổn định.
Đồ thị mối quan hệ tốc độ thoát hơi nước và cường độ ánh sáng
a. Đường cong nào trong hình thể hiện sự thoát hơi nước ở mặt trên của lá; đường cong nào là ở mặt dưới của lá? Giải thích. Nêu đặc điểm cách xếp lá của cây làm thí nghiệm.
b. Nếu thí nghiệm tiến hành trên đối lượng tượng là lá của cây ngô (Zea mays) và lá của cây hoa súng (họ Nymphaeaceae) thì kết quả sẽ như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa.
2) Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều kiện ánh sáng của môi trường sống, thực vật $C_3$ có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ sắc tố của lá.
a. Phân biệt thành phần hệ sắc tố quang hợp chính và sắc tố phụ của thực vật $C_3$. Những hệ sắc tố này có khác biệt gì giữa các thực vật $C_3$ cùng loài ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới? Giải thích.
b. Trên cùng một cây $C_3$, so với lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che sáng (trong bóng râm) có thể thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
Câu 8: (2 điểm)
1) Xianua là một chất độc gây chết. Nó kết hợp với cytocrom $a_3$ thành một phức hợp ngăn cản sự vận chuyển electron đến $O_2$. Khi tế bào bị nhiễm xianua sẽ gây ra những tác động gì đối với tế bào? Giải thích.
2) Một trong những đáp ứng gây ra bởi ethylene ở thực vật là làm chậm sự kéo dài thân. Người ta phát hiện 3 thể đột biến chỉ liên quan đến tín hiệu ethylene ở cây Arabidopsis thaliana như sau:
– Thể ein: cây có kiểu hình cao hơn cây bình thường (không bị đột biến) khi xử lý bằng ethylene.
– Thể eto: cây có kiểu hình lùn, khi xử lý bằng chất ức chế tổng hợp ethylene cây có kiểu hình cao bình thường trở lại.
– Thể ctr: cây có kiểu hình lùn, khi xử lý bằng chất ức chế tổng hợp ethylene cây vẫn có kiểu hình lùn.
Nếu một cây đồng thời có cả hai thể đột biến ctr và ein thì kiểu hình của cây đó sẽ như thế nào? Giải thích.
Câu 9: (2 điểm)
1) Một con chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy. Mặc dù được tiêm hoocmon tuyến tụy với liều lượng phù hợp nhưng con chuột đó vẫn bị chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy, giải thích vì sao con chuột lại chết?
2) Hình dưới đây biểu diễn sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kì tim của một người đàn ông.
Hình: Áp lực và thể tích máu tâm thất trái
Dựa vào hình hãy cho biết:
– Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kì tim? Giải thích.
– Tại thời điểm R và S van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở? Giải thích.
Câu 10: (2 điểm)
1) Một người đang sống ở nơi độ cao ngang mực nước biển sau đó được đưa đến một làng ở độ cao 3000m so với mực nước biển.
a. Đường cong phân ly $HbO_2$, độ nhớt của máu, lượng NO do tế bào phổi sản xuất của người này thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. Người đó lên cao một cách nhanh chóng nên bị hội chứng núi cao cấp tính (đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa,…). Có thể chữa được hội chứng đó bằng việc dùng thuốc gây bài tiết bicacbonate vào nước tiểu được không? Vì sao?
2) Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmon vùng dưới đồi CRH (hoocmon kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô tiêm TSH (hoocmon kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (lô đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của ba lô chuột. Kết quả thu được như sau:
Lô đối chứng | Lô thí nghiệm 1 | Lô thí nghiệm 2 | |
Tuyến yên (mg) | 12,9 | 8,0 | 14,5 |
Tuyến giáp (mg) | 250,0 | 500,0 | 250,0 |
Tuyến trên thận (mg) | 40,0 | 40,0 | 75,0 |
Khối lượng cơ thể (mg) | 400,0 | 252,0 | 275,0 |
Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.
Đăng bình luận