Câu 1: (2 điểm)
a) Cấu trúc X trong hình bên là gì? Cấu trúc này thường có mặt ở vị trí nào trong các loại tế bào? Trình bày nguyên tắc hoạt động của nó?
b) Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng oxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí (chỉ xảy ra khi có mặt của oxi)
Câu 2: (2 điểm)
a) Cho hình ảnh mô phỏng ba hợp chất A, B, C.
Hãy cho biết tên của các hợp chất A, B, C? Nêu đặc điểm khác nhau về cấu trúc và vai trò của ba hợp chất đó trong tế bào?
b) Trong quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào, sự khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế gì so với sự khuếch tán qua lớp photpholipit kép?
Câu 3: (2 điểm)
a) Tại sao các bệnh do virus gây ra thường nguy hiểm?
b) Một số loại vi rút có lớp màng ngoài (vỏ ngoài). Hãy cho biết nguồn gốc của lớp vỏ ngoài này và vai trò của lớp vỏ ngoài đối với virus.
Câu 4: (1 điểm)
Bốn chủng vi khuẩn khác nhau mới được phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio haveyi – là một loại vi khuẩn thường gây bệnh khi nuôi tôm. Trong thí nghiệm thứ nhất. 4 chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy giao thoa lên đĩa thạch. Nếu ức chế thì không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là vùng ức chế (hình A).
Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm chết khi bị nhiễm Vibrio – haveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau 5 ngày gây nhiễm được ghi lại (hình B)
Hình A – K: đối chứng (không có vi khuẩn phân lập cấy lên đĩa – hiển thị là ô nét đứt). P1 đến P4 là các chủng có tiềm năng probiotic được nghiên cứu; a: Streptococcus sp. (Gram dương), b: Vibrio haveyi (Gram âm), c: Bacillus sp. (Gram dương), d: Salmonella sp. (Gram âm).
Hình B – U: tôm nuôi trong môi trường sạch, U + V: tôm nuôi trong môi trường có tôm nuôi trong môi trường có Vibrio haveyi, U + V + P1 – 4: tôm nuôi trong môi trường có Vibrio haveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic được nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4.
Hãy xác định mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? Giải thích?
(1) Chủng số 1 (P1) đã tạo ra hợp chất kháng vi sinh vật gây ức chế vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.
(2) Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả năng gây bệnh của Vibrio haveyi mà không tiêu diệt chúng.
(3) Chủng số 3 (P3) tạo ra hợp chất kháng vi sinh vật tác động lên màng ngoài tế bào vi khuẩn khác.
(4) Chủng số 4 (P4) giúp tăng khả năng sống sót của tôm bằng cách ức chế vi khuẩn Gram âm.
Câu 5: (2 điểm)
a) Hình bên minh họa các chất khoáng trong dung dịch đất ra trong tế bào rễ sau 2 tuần sinh trường. Hãy cho biết:
– Khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm mạnh, sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh?
– Khi môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh? Ion khoáng nào có thể được tăng cường hấp thụ?
b) Trong thời gian qua, hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn ở miền Nam Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,… cho khu vực Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích vì sao hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn lại làm giảm năng suất cây trồng?
Câu 6: (2 điểm)
Một thí nghiệm nghiên cứu hiệu suất quang hợp của 2 loài thực vật A và B. Chúng được trồng ở $25^oC$ trong vài tuần, người ta ghi nhận tốc độ hấp thụ $CO_2$ thực của 2 loài được thể hiện như hình sau:
Hãy cho biết:
a) Tốc độ hấp thụ $CO_2$ thực được hiểu như thế nào?
b) Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ là $35^oC$? Giải thích.
c) Hiệu suất sử dụng nước của cây A so với cây B như thế nào? Giải thích.
d) Giả sử có một đột biến xảy ra làm cho emzim Rubisco chị bị mất hoạt tính oxigenaza ở tất cả các lục lạp của cây A và cây B. Đột biến này có lợi cho chúng hay không? Giải thích.
Câu 7: (2 điểm)
a) Người ta làm thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của một chất kích thích sinh trưởng X tới quá trình giâm cành ở 1 loài thực vật, kết quả thí nghiệm về sự ra rễ thể hiện ở đồ thị như hình bên.
Hãy cho biết X thuộc nhóm chất nào? Giải thích.
b) Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ phận của cây mà con người sử dụng như: củ, quả, thân, bắp, hạt… Để nâng cao năng suất kinh tế của cây cà chua, cây lúa, cây mía ta có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng chủ đạo nào? Vì sao?
Câu 8: (2 điểm)
a) Tại sao có thể sử dụng thuốc ức chế kênh $Ca^{2+}$ trên màng sinh chất của tế bào cơ trơn để điều trị bệnh cao huyết áp?
b) Tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng ngạt thở? Vì sao để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở người ta lại dùng khí cacbogen (5% $CO_2$ và 95% $O_2$) mà không phải là $O_2$ nguyên chất?
c) Một bệnh nhân bị đái tháo nhạt (còn gọi là đa niệu) do thùy sau tuyến yên không giải phóng ADH. Hãy dự đoán những thay đổi về áp suất thẩm thấu, nồng độ ion $Na^ +$ và rennin trong huyết tương? Giải thích.
Câu 9: (2 điểm)
a) Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh hở van tim. Hãy cho biết:
– Người phụ nữ bị bệnh hở van tim nào? Giải thích.
– Lượng máu cung cấp cho tim hoạt động trong một chu kì tim của người phụ nữ đó có bị thay đổi không? Tại sao?
b) Mật có vai trò gì trong tiêu hóa thức ăn? Người bị cắt túi mật cần lưu ý những vấn đề gì về chế độ dinh dưỡng?
Câu 10: (3 điểm)
a) Sơ đồ bên mô tả cơ chế phản hồi điều hòa bài tiết hoocmon stress trong cơ thể người. Hàm lượng hoocmôn trong đáp ứng stress có thể không bình thường trong nhiều bệnh lý.
Hãy chỉ ra và giải thích sự thay đổi hàm lượng hoocmôn CRH, ACTH, Cortisol trong các trường hợp sau:
– Stress dài hạn.
– Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dưới đồi.
– Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính.
b) Thể vàng được hình thành như thế nào? Nó có vai trò gì? Tại sao người mang thai dễ bị sảy thai ở tháng thứ ba?
c) Một người phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmon sinh dục nam trong máu. Chu kỳ kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích.
Đăng bình luận