Câu 1. (2,0 điểm)
a. Tại sao màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành các mào, còn màng trong của lục lạp thì trơn nhẵn?
b. Hình dưới đây thể hiện một phần cấu tạo của một chất hữu cơ trong tế bào cơ của người:Hãy quan sát hình trên và cho biết: Đây là chất hữu cơ nào trong tế bào cơ? Làm thế nào để phân biệt chất hữu cơ đó với tinh bột? Giải thích.
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Khi có đủ ATP thỏa mãn nhu cầu thì hô hấp tế bào chậm lại và ngược lại khi nhu cầu ATP tăng cao nhưng ATP ít thì hô hấp được tăng tốc. Giải thích cơ chế để tế bào điều chỉnh hoạt động hô hấp ở mức phù hợp?
b. Cho hình sau đây:Biết hình 1 thể hiện enzim hoạt động bình thường. Nêu điểm khác nhau cơ bản về sự tác động của chất X và chất Y đến hoạt động của enzim trong hình 2 và hình 3. Bằng cách nào có thể xác định một chất Z tác động đến enzim giống như chất X hay chất Y?
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Nuôi cấy cùng một chủng vi khuẩn trong hai môi trường khác nhau, môi trường A có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường B nghèo chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường A, các tế bào vẫn giữ được cấu trúc và hình dạng bình thường. Trong môi trường B, ngoài các tế bào bình thường như ở môi trường A còn thấy xuất hiện một số tế bào “lạ” có màng tế bào gấp nếp vào nhiều chỗ ở phía trong. Theo thời gian, người ta nhận thấy số lượng tế bào lạ đó tăng dần lên. Giải thích kết quả của hiện tượng trên.
b. Giải thích tại sao virus cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích?
Câu 4. (2,0 điểm)
Nấm men kiểu dại có khả năng phân giải glucose thành etanol và khí cacbonic trong điều kiện thiếu oxi.
a. Khi xử lý đột biến, người ta thu được chủng nấm men mang đột biến suy giảm hô hấp do thiếu xitocrom oxidaza – một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Việc sử dụng chủng nấm men này có ưu thế gì so với chủng kiểu dại trong công nghệ lên men rượu? Giải thích.
b. Ở nấm men mất khả năng lên men, đường phân có thể diễn ra trong điều kiện thiếu oxi không? Tại sao?
c. Sau đây là hai phản ứng thuộc quá trình đường phân:
Glyxeraldehit – 3 – photphat + $NAD^+$ + Pi → 1,3 – Bisphotphoglixerat + NADH.
1,3 – Bisphotphoglixerat + ADP → 3 – Photphoglixerat +ATP.
Photphat vô cơ (Pi) có vai trò thiết yếu trong quá trình lên men. Khi nguồn cung cấp Pi cạn kiệt, sự lên men bị dừng lại kể cả khi môi trường có glucose. Asenat ($AsO_4^{3-}$ tương đồng với photphat ($PO_4^{3-}$) về cấu trúc hóa học và có thể làm cơ chất thay thế photphat. Este asenat không bền nên dễ thủy phân ngay khi vừa hình thành. Giải thích tại sao asenat gây độc đối với tế bào?
Câu 5. (2,0 điểm)
1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của 1 loài thực vật, người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Nồng độ chất kích thích sinh trưởng (ppm) | Kết quả (‰) | Nồng độ chất kích thích sinh trưởng (ppm) | Kết quả (‰) |
0 | 30 | 150 | 80 |
30 | 60 | 200 | 50 |
50 | 70 | 250 | 5 |
100 | 95 |
a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích.
b. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì?
2. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại cho nhiều loài sinh vật và gây tác động xấu đến môi trường?
Câu 6. (2,0 điểm)
Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương (Giycine max). Cây được trồng ở $25^oC$ trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở $10^oC$ trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ $CO_2$ không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở $25^oC$ được thức khi được thể hiện ở hình 1:
Hình 1: Lượng $CO_2$ hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg $CO_2$/)
Ngày | Trước xử lý lạnh | 1 | 2 | 3 | 4 |
Nhiệt độ | $25^oC$ | $10^oC$ | $10^oC$ | $10^oC$ | $25^oC$ |
Cỏ Sorghum | 48,2 | 5,5 | 2,9 | 1,2 | 1,5 |
Đậu tương | 23,2 | 5,2 | 3,1 | 1,6 | 6,4 |
Hãy cho biết:
a. Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ là $35^oC$? Giải thích.
b. Trong điều kiện mát mẻ, sinh khối của loài nào sẽ tăng nhanh hơn? Giải thích.
c. Hiệu suất sử dụng nước của cây đậu tương so với cỏ Sorghum như thế nào? Giải thích.
d. Hãy đề xuất các cơ chế giải thích cho việc mức độ hấp thụ $CO_2$ thực của đậu tương bị giảm trong điều kiện $10^oC$.
Câu 7. (2,0 điểm)
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ – thất đóng không kín). Hãy giải thích về sự thay đổi nhịp tim, lượng máu tim bơm lên động mạch trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) và huyết áp của bệnh nhân đó.
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?
Câu 9. (2,0 điểm)
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu nhập từ các điểm khác nhau quanh trường học và mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hoá), trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I). Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh vật được theo dõi và ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a – d), nhiều khả năng chúng có trong các mẫu đã cho.
a – vi sinh vật quang tự dưỡng.
b – vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c – vi sinh vật chứa các hạt tích lũy trong tế bào dưới dạng các thể vùi.
d – vi sinh vật chứa các màng tylacoit trong tế bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1 – 4) tồn tại nhóm vi sinh vật nào (a – d) trong các nhóm vi sinh vật đã cho trên? Giải thích.
Câu 10. (2,0 điểm)
Có các ống nghiệm đựng dung dịch chứa các chất sau: Tinh bột sắn dây, ADN, dầu ăn. Lần lượt làm các thí nghiệm sau:
– Đun tới nhiệt độ gần sôi với cả 3 chất rồi để nguội.
– Cho enzim amilaza vào cả 3 chất vừa được xử lý nhiệt độ.
– Cho muối mật vào cả 3 chất vừa được xử lý nhiệt độ.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tính chất lí học, tính chất hóa học của mỗi chất bị thay đổi như thế nào?
Nêu sự thay đổi (nếu có) và giải thích
add ơi ko tải về được ạ