Câu 1 (2,0 điểm):
a. Nêu các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động và cho biết chức năng của từng thành phần đó. Vì sao nói colesteron có tính đệm nhiệt?
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn vào nhóm methyl ($-CH_3$) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng vào bên trong tế bào?
Câu 2 (2,0 điểm):
Khi tiến hành kiểm tra hoạt tính sinh học của 5 loại kháng sinh (A, B, C, D và E) đối với vi khuẩn Staphylococcus có khả năng gây bệnh ở người, người ta sử dụng các mảnh giấy hình tròn có kích thước tương đương nhau và cho thấm với dung dịch của mỗi loại kháng sinh ở liều lượng 2mg, rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus, kết quả thu được như hình 1. Biết rằng, 5 loại kháng sinh này gây độc với người trưởng thành ở các liều lượng khác nhau được mô tả ở hình 2. a. Hãy sắp xếp dược tính sinh học đối với vi khuẩn S. aureus của 5 loại kháng sinh trên theo thứ tự giảm dần. Giải thích.
b. Nếu ở liều dùng 2mg, loại kháng sinh nào vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn S. aureus cao? Giải thích.
Câu 3 (3,0 điểm):
a. Tiến hành thí nghiệm như sau: Đặt 2 cây (kí hiệu A, B) vào 1 nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống bình thường và có thể điều chỉnh nồng độ $O_2$ từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi đường độ quang hợp và giả định kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng bên. Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật $C_3$ hay thực vật $C_4$? Giải thích.
b. Người ta xử lý các cây lấy từ 2 dòng đậu Hà Lan thuần chủng có thân lùn (dòng 1 và dòng 2) và các cây lấy từ dòng đậu thuần chủng hoang dại có thân cao bình thường (dòng 3) bằng 1 loại hoocmon thực vật với cùng 1 nồng độ và thời gian xử lý như nhau. Tất cả các cây thí nghiệm lấy từ các dòng 1, 2, 3 đều có cùng độ tuổi sinh lý và điều kiện gieo trồng. Sau 1 thời gian theo dõi, người ta thấy các cây được xử lý hoocmon của dòng 1 có thân cao bình thường như dòng 3, còn cây dòng 2 và 3 vẫn không có gì thay đổi về chiều cao. Nêu các chức năng của hoocmon nói trên và giải thích kết quả thí nghiệm.
Câu 4 (3,5 điểm):
a. Trong điểu kiện sinh hoạt bình thường, hai bệnh nhân có triệu chứng: hay khát nước, tiểu nhiều lần tròn ngày và lượng nước tiểu trong mỗi lần tăng bất thường, đôi lúc thấy chóng mặt. Bác sĩ cho làm xét nghiệm máu, kết quả thu được về hàm lượng hoocmon ADH của 2 người này như ở bảng bên. – Nêu vai trò của hoocmon ADH.
– Hãy đưa ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm và giải thích các triệu chứng của 2 người trên.
b. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của noron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích.
– Trường hợp 1: Ăn mặn làm tăng nồng độ $Na^+$ ở dịch ngoại bào.
– Trường hợp 2: Sử dụng 1 loại thuốc làm bất hoạt kênh $K^+$.
Câu 5 (1,5 điểm):
Ancapton niệu là 1 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu 1 enzim tham gia vào con đường phân giải axit amin tirozin. Người đồng hợp tử về alen đột biến không thể tạo ra enzim có chức năng bình thường nên axit homogentizic được tích lũy nhiều trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như sỏi thận, sỏi mật, sỏi tuyến tiền liệt, nước tiểu sậm màu,… Năm 1996, các nhà khoa học đã giải trình tự nucleotit alen chưa đột biến của gen mã hóa enzim bình thường (kiểu dại) và alen đột biến.
Đoạn trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của alen kiểu dại:
5’…TTG ATA XXX ATT GXX…3’
Đoạn trình tự nucleotit tương ứng trên mạch bổ sung của alen đột biến:
5’…TTG ATA TXX ATT GXX…3’
Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’XXX3’-Pro; 5’UXX3’-Ser; 5’AUU3’-Ile; 5’UUG3’-Leu; 5’AUA3’-Ile; 5’GXX3’-Ala.
a. Xác định dạng đột biến xảy ra trong alen kiểu dại. Chuỗi polipeptit được tạo ra bởi alen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
b. Tại sao đột biến này ảnh hưởng đến chức năng bình thường của enzim tham gia vào con đường phân giải axit amin tirozin?
c. Vì sao trong thực tế, có nhiều đột biến điểm xuất hiện tại vị trí chứa cặp G-X.
Câu 6 (2,0 điểm):
a. Trong giảm phân, nếu 2 NST kép trong 1 cặp NST tương đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các NST về các tế bào con sẽ như thế nào?
b. Người ta cho rằng khối u gây bệnh ung thư ở người được phát sinh từ 1 tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này, hãy biết mô nào trong cơ thể người thường bị ung thư? Giải thích. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư.
Câu 7 (2,0 điểm):
Phả hệ bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do alen lặn của 1 gen có 2 alen quy định; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST X. Biết tằng người số 7 đến từ quần thể đang cân bằng di truyền về bệnh P có tỷ lệ người không mắc bệnh P là 91% và không phát sinh thêm đột biến mới qua các thế hệ. a. Xác suất người số 6 mang kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen là bao nhiêu?
b. Xác suất sinh con gái chỉ bị bệnh P của cặp vợ chồng số 11 và số 12 là bao nhiêu?
Câu 8 (1,0 điểm):
Ở 1 quần thể côn trùng (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ 1 cánh xám : 24 cánh đỏ. Giả sử xảy ra hiện tượng chỉ những con cánh cùng màu mới giao phối với nhau mà không giao phối với cá thể có màu khác. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ $F_1$. Biết alen quy định cánh màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen quy định cánh màu xám, gen nằm trên NST thường.
Câu 9 (1,0 điểm):
a. Tại sao CLTN lại không thể hình thành những sinh vật thích nghi hoàn hảo?
b. Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật hữu tính sẽ bị suy giảm? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm):
a. Phân tích vai trò của cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài trong 1 quần xã sinh vật. Trong thực tiễn sản xuất, nên làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể nhằm làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng?
b. Sự xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có tác động như thế nào đến đa dạng sinh vật ở bản địa?
Trang chủ/
CHỌN ĐỘI TUYỂN HSGQG/Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học tỉnh Cà Mau 2020-2021
Đăng bình luận