Câu 1 (2,0 điểm)
Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào.a) Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?
b) Nêu một vai trò với tế bào vài một vai trò đối với cơ thể người của đại diện ở hình A.
c) Đại diện ở hình B có sự khác nhau về việc duy trì cấu trúc không gian trong điều kiện nhiệt độ thường và nhiệt độ tăng cao. Theo em sự khác nhau đó là gì?
Câu 2 (2,0 điểm)
Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng được nêu trong sơ đồ dưới đây. Em chuẩn bị các túi nhân tạo chỉ chứa protein này trên màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi enzym protease nằm gần màng hoặc đã được thấm trước khi xử lý với protease. Các peptide thu được sau đó đã được phân tích bằng SDS-PAGE.a) Hãy xác định mặt ngoài, mặt trong của màng túi và giải thích.
b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE phân đoạn nào (lớn hay nhỏ) có tính ưa nước, phân đoạn nào có tính kị nước? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một phòng thí nghiệm vi sinh học gần đây đã phân lập vi sinh vật Thermus szegediensis từ một suối nước nóng. Trong một chuỗi các thí nghiệm (Exp), đầu tiên họ nuôi cấy T.Szegediensis trong các điều kiện khác nhau để kiểm tra nhu cầu dinh dưỡng của nó. Các điều kiện và kết quả được thể hiện ở bảng dưới
Các điều kiện | Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | Thí nghiệm 4 |
Ánh sáng | + | + | – | – |
Ôxy | + | + | + | + |
Nitơ | + | + | + | + |
Phốt pho | + | + | + | + |
Các muối ở suối nước nóng | + | + | + | + |
Glucose | + | + | + | + |
Các khoảng vi lượng | + | – | + | – |
Sự sinh trưởng | Có | Có | Có | Có |
Phòng thí nghiệm đã tìm kiếm các gen của T.Szegediensis đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của vi sinh vật này ở nhiệt độ. Họ đã phân lập được 6 chủng đột biến (M1-M6). Sau đó tiến hành phép thử bổ sung như ở bảng dưới đây để xem chúng sinh trưởng như thế nào ở nhiệt độ cao $56^oC$ (“=”: có sinh trưởng; “-“: không sinh trưởng)a) Loài T.Szegediensis dinh dưỡng bằng phương thức nào? Hãy giải thích.
b) Đột biến ở các dòng trên là trội hay lặn? Có ít nhất bao nhiêu gen tham gia quy định khả năng chịu được nhiệt độ $56^oC$ của chủng vi sinh vật này? Những đột biến chủng nào của cùng một gen? Hãy giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Thực vật thích nghi với điều kiện sa mạc và các vùng có độ ẩm thấp được gọi là thực vật chịu hạn. Những thực vật chịu hạn này có các phương thức thích nghi với điều kiện hạn như thế nào để đảm bảo cân bằng giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?b) Trong một thí nghiệm, thế nước của đất và sự sinh trưởng của cây trên đất được đo trong 8 ngày và thu được kết quả thể hiện ở hình 2. Biết rằng, màu trắng và đen trên trục hoành tương ứng là ngày và đem. Hãy cho biết:
– Đồ thị nào thể hiện thế nước của đất? Đồ thị nào thể hiện thế nước trong lá? Giải thích.
– Thời điểm nào là bắt đầu héo? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Một nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của 2 loài thực vật $C_3$ và $C_4$, kết quả được thể hiện ở đồ thị ở hình 3. Hãy cho biết:
– Đồ thị A và B ứng với loài nào? Giải thích.
– Các khoảng cách “1” và “2” trên đồ thị phản ánh điều gì?b) Xitocrom có đặc điểm và vai trò gì trong hoạt động sống của thực vật?
Câu 6 (2,0 điểm)
a) Ở vi khuẩn E.coli, promoter có hai trình tự đặc hiệu để ARN polymeraza nhận biết là hộp -35 (có trình tự điển hình là [5′-TTGACA-3′]) và hộp -10 hay hộp TATA (có trình tự điển hình là [5′-TATA-3′]). Promoter là nơi liên kết của ARN polymeraza và xác định điểm khởi đầu phiên mã. Trình tự nu trong promoter có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phiên mã?
b) Theo thống kê, phần lớn các bệnh ung thư đều do đột biến gen hoặc do virut. Tuy nhiên, người ta cũng phát hiện thấy có nhiều bệnh ung thư liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể. Hãy giải thích cơ chế phát sinh bệnh ung thư do đột biến nhiễm sắc thể.
c) Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định bệnh hói đầu đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta sẽ được phả hệ hình bên:Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó: Kiểu gen $I^AI^A$ và $I^AI^O$ đều quy định nhóm máu A, kiểu gen $I^BI^B$ và $I^BI^O$ đều quy định nhóm máu B, kiểu gen $I^AI^B$ quy định nhóm máu AB và kiểu gen $I^OI^O$ quy định nhóm máu O; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, kiểu gen dị hợp tử Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ; không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Người phụ nữ số 8 mang alen quy định bệnh hói đầu. Theo lí thuyết, xác suất để cặp vợ chồng số 10 và 11 trong phả hệ này sinh một người con gái mang nhóm máu O và không bị hói đầu là bao nhiêu?
Câu 7 (2,5 điểm)
a) Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, cái mắt trắng với đực mắt trắng thu được $F_1$ có tỉ lệ 1 cái mắt đỏ : 1 đực mắt trắng. Tiếp tục cho $F_1$ giao phối ngẫu nhiên với nhau, $F_2$ thu được:
– Ở giới cái: 502 con mắt đỏ : 498 con mắt trắng.
– Ở giới đực: 40 con mắt đỏ : 960 con mắt trắng.
Giải thích và viết sơ đồ lại từ P đến $F_2$.
b) Dựa vào cơ chế di truyền phân tử, giải thích tại sao tương tác gen là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên?
Câu 8 (1,5 điểm)
Bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) do một đột biến lặn $CF^-$ trên NST thường gây ra, là nguyên nhân gây chết trước tuổi sinh sản đối với tất cả các trường hợp mắc bệnh. Ở một quần thể người Châu Âu, người ta thống kê thấy trong mỗi 1 triệu người có khoảng 76800 người bình thường khoẻ mạnh mang gen bệnh. Số liệu gần đây cho thấy rằng thể dị hợp của bệnh này kém mẫn cảm với bệnh dịch hạch, một bệnh truyền nhiễm đã từng phổ biến ở châu Âu hơn một trăm năm trước nhưng hầu như không gặp ngày nay.
a) Xác suất một cặp vợ chồng khoẻ mạnh trong quần thể trên sinh con là trai không mắc bệnh này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
b) Xác định giá trị thích nghi (w) và hệ số chọn lọc (s) của các kiểu gen khác nhau quy định tính trạng bệnh này.
c) Theo quan điểm tiến hoá quần thể, có thể nhận định gì về tần số thể dị hợp ngày nay so với hơn một năm trước ở quần thể nói trên? Giải thích?
Câu 9 (2,0 điểm)
Cảm giác thèm ăn của cơ thể được điều hoà bởi một số hormone tiết ra từ nhiều mô và cơ quan khác nhau. Các hormone này đến não qua đường máu và kiểm soát trung khu điều hoà cảm giác thèm ăn trong việc phát ra xung thần kinh làm cho chúng có cảm giác thèm ăn. Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn các con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự điều hoà cảm giác thèm ăn này có thể gây ra các rối loạn chuyển hoá và dẫn đến sự thay đổi khối lượng cơ thể. Hình dưới đây mô tả tóm tắt cơ chế tác động của các hormone lên trung khu điều hoà cảm giác thèm ăn ở động vật có vú.Ghi chú: Y2R là thụ thể của PYY; LEPR là thụ thể của Leptin; IR là thụ thể của Insulin; GHR là thụ thể của Ghrelin. Dấu mũi tên chỉ chiều tác động, trong đó, dấu (+) là tác động hưng phấn; dấu (-) là tác động ức chế; dấu (*) là tác động không được mô tả.
a) Hãy cho biết:
– Ức chế hoạt động của neuron POMC/CART sẽ làm tăng hay giảm cảm giác thèm ăn? Giải thích.
– Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2R có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so với kiểu dại cùng loại thức ăn? Giải thích.
– Chuột bị nhược năng các tế bào tiết Ghrelin có mức độ hưng phấn của neuron POMC/CART tăng hay giảm so với chuột bình thường khoẻ mạnh? Giải thích.
– Chuột được cải biến di truyền làm tăng biểu hiện thụ thể LEPR có hàm lượng Leptin trong máu thay đổi như thế nào so với kiểu dại? Giải thích.
b) Hãy sắp xếp trình tự theo thời gian các sự kiện: (1) Tăng tiết Insulin; (2) Tăng Glucose máu; (3) Giảm nhạy cảm Insulin ở chuột bị đột biến hỏng gen IR. Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm)
a) Hình (1) mô tả một số mạch máu và chiều vận chuyển máu đi vào và ra khỏi tim. Hình (2) mô tả độ dày các mô của thành mạch ở một số các loại mạch máu (từ A – E)– Ở người có lỗ thông giữa hai tâm nhĩ thì áp lực ở các vị trí I, III, IV, V, VI thay đổi như thế nào so với người khoẻ mạnh?
– Mỗi cấu trúc tương ứng (A, B, C, D, E) ở hình 2 phù hợp với loại mạch nào sau đây; động mạch, tĩnh mạch, tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mao mạch? Giải thích.
b) Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình dưới đây cho thấy hình dạng của đường cong Dòng chảy – Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khoẻ mạnh với chức năng hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị rối loạn hô hấp thường gặp.– pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khoẻ mạnh không? Vì sao?
– Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khoẻ mạnh không? Vì sao?
– Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích.
– Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khoẻ mạnh không? Vì sao?
Đăng bình luận