Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được $F_1$. Cho $F_1$ tự thụ phấn được $F_2$. Biết không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Cho cây hoa đỏ ở $F_2$ cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, $F_3$ có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ $\dfrac{8}{9}$.
II. Cho cây hoa đỏ ở $F_2$ cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, trong số cây hoa đỏ ở $F_3$, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ $\dfrac{1}{3}$.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ $F_2$ giao phấn với các cây hoa trắng $F_2$, $F_3$ có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho các cây hoa đỏ $F_2$ tự thụ phấn, $F_3$ thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ $\dfrac{1}{6}$.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng
Chia sẻ
$AA\times aa$
$F_1$ là $Aa$
$F_1\times F_1:$ $Aa\times Aa$
$F_2$ là $1AA:2Aa:1aa$
I. Sai. Cho hoa đỏ $F_2$ giao phấn ngẫu nhiên $\left(\dfrac{1}{3}AA:\dfrac{2}{3}Aa\right)\times \left(\dfrac{1}{3}AA:\dfrac{2}{3}Aa\right)$
Ở $F_3$ cây hoa trắng $aa=\dfrac{1}{3}\times \dfrac{1}{3}$ $=\dfrac{1}{9}$
II. Sai. Cho hoa đỏ $F_2$ giao phấn ngẫu nhiên $\left(\dfrac{1}{3}AA:\dfrac{2}{3}Aa\right)\times \left(\dfrac{1}{3}AA:\dfrac{2}{3}Aa\right)$
Ở $F_3$, trong số $A-$ cây $AA$ chiếm $\dfrac{4}{9}:\dfrac{8}{9}$ $=\dfrac{1}{2}$.
III. Đúng. Cho $A-$ ở $F_2$ giao phấn với aa
$F_3$ có tỉ lệ kiểu hình 2 đỏ : 1 trắng.
IV. Sai. Cho hoa đỏ $F_2$ tự thụ phấn, $F_3$ có $A-$ $=\dfrac{1}{3}+\dfrac{2}{3}\times \dfrac{3}{4}$ $=\dfrac{5}{6}$.
Chọn đáp án A