Ở một loài động vật, xét cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có chiều dài 510nm. Alen D có 24,9% nucleotit loại Timin, alen d có số lượng 4 loại nucleotit bằng nhau. Cho con đực và con cái đều có kiểu gen Dd giao phối với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử có tổng số 2256 nucleotit loại Guanin.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của cặp gen Dd.
b. Hãy xác định kiểu gen và cơ chế hình thành loại hợp tử nói trên.
a.
– Tổng số nucleotit của alen D bằng tổng số nucleotit alen d $=\dfrac{510}{0,34}\times 2=3000$
– Số nucleotit từng loại alen D: $A=T$ $=24,9\%\times 3000$ $=747$ nu
$G=X$ $=25,1\%\times 3000$ $=753$ nu
– Số nucleotit từng loại của gen d: $A=T=G=X$ $=\dfrac{3000}{4}=750$ nu
– Số lượng từng loại nucleotit của cặp gen Dd: $A=T$ $=747+750$ $=1497$ nu
$G=X$ $=753+750$ $=1503$ nu
b.
– Hợp tử có tổng số nucleotit loại $G$ $=2256$ $=753\times 2+750$
$\rightarrow$ Vậy hợp tử có kiểu gen DDd.
– Do rối loạn giảm phân I ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I tạo giao tử Dd, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen D hình thành hợp tử DDd.
– Do rối loạn giảm phân II ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II tạo giao tử DD, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen d hình thành hợp tử DDd.