Đăng kí


Đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Sign In Sign In

Đăng nhập vào hệ thống


Quên mật khẩu?

Chưa có tài khoản, Đăng kí ngay

Quên mật khẩu

Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để đặt lại mật khẩu qua email.


Đã có tài khoản? Đăng nhập ngay

Vui lòng giải thích lí do bạn báo cáo câu hỏi này.

Vui lòng giải thích lí do bạn báo cáo câu trả lời này.

Vui lòng giải thích lí do bạn báo cáo người dùng này.

Email: [email protected] SĐT: 0921.342.330
Đăng nhậpĐăng kí

SINHHOCTHPT.com

SINHHOCTHPT.com Logo SINHHOCTHPT.com Logo

SINHHOCTHPT.com Navigation

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Tìm kiếm
Đăng câu hỏi

Mobile menu

Close
Đăng câu hỏi
  • Đề thi thử THPTQG
    • THPTQG 2022
    • THPTQG 2021
  • Đề chính thức THPTQG
  • Đề HSG THPT
  • Sinh 10
  • Sinh 11
  • Sinh 12
  • Sinh THCS
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Trang chủ/ Câu hỏi/Q 6622
Tiếp theo
Đã giải
Khánh Hoàng
Khánh HoàngAdmin
đăng vào: 19/04/20222022-04-19T12:25:21+07:00 2022-04-19T12:25:21+07:00trong: Sinh lí thực vật

Người ta làm thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính ở $25^oC$

CÂU HỎI

a. Người ta làm thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính ở $25^oC$ và cường độ ánh sáng bằng $\dfrac{1}{3}$ ánh sáng mặt trời toàn phần. Khi tăng cường độ chiếu sáng ( bằng $\dfrac{2}{3}$ ánh sáng mặt trời toàn phần) và tăng nhiệt độ ($30^oC$ – $40^oC$) trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không giảm. Mục đích của thí nghiệm trên là gì? Giải thích?

b. Vì sao khi trồng cây cần phải xới đất cho tơi xốp?

c. Nêu đặc điểm của các con đường thoát hơi nước qua lá. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nito phân tử? Vì sao chúng lại có khả năng đó?

  • Đã giải
  • 1 1 Trả lời
  • 4 Lượt xem
  • 0 Theo dõi
  • 0
Answer
Chia sẻ
  • Facebook

    Câu hỏi tương tự

    • Hệ số hô hấp là gì? Ý nghĩa của nó?
    • Phân biệt hướng động và ứng động không sinh trưởng ở thực vật?
    • Động lực nào giúp cho dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây ...
    • Trong một thí nghiệm với 3 cây A, B và C có tổng diện tích phiến lá như nhau
    • Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa $NH_4^+$ thành $NO_3^-$?

    1 Trả lời

    • Cũ nhất
    • Mới nhất
    1. Câu trả lời đúng10
      Khánh Hoàng Admin
      2022-04-19T12:25:30+07:00Đăng trả lời 19/04/2022 | 12:25

      a. Mục đích thí nghiệm: Phân biệt thực vật $C_3$ và $C_4$
      – Giải thích:
      + Ở nhiệt độ 250 C là điểm tối ưu về nhiệt độ và cường độ ánh sáng bằng $\dfrac{1}{3}$ ánh sáng mặt trời toàn phần là điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật $C_3$.
      + Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ thì thực vật $C_3$ đóng khí khổng dẫn đến xảy ra hô hấp sáng và làm giảm cường độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A)
      + Thực vật $C_4$ chịu được cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, không xẩy ra hô hấp sáng nên cường độ quang hợp không giảm (trong thí nghiệm này là cây B)
      b. Khi trồng cây cần xới đất cho tơi xốp để:
      – Tạo điều kiện thuận lợi cho lông hút phát triển
      – Cung cấp $O_2$ cho hô hấp hiếu khí , hạn chế hô hấp kị khí ở rễ.
      – Hạn chế quá trình phản Nitrat xẩy ra làm mất nito trong đất.
      – Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan sang dạng hòa tan.
      c.
      – Đặc điểm của các con đường thoát hơi nước qua lá:
      + Con đường qua khí khổng: Vận tốc lớn, lượng nước nhiều, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
      + Con đường qua cu tin: Vận tốc yếu, lượng nước ít, không được điều chỉnh.
      – Những sinh vật có khả năng cố định nito phân tử:
      + Nhóm VK cố định nito sống tự do: Cyanobacteria..
      + Nhóm VK cố định nito sống cộng sinh: Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu…
      – Chúng có khả năng đó vì có enzim Nitrogenaza nên có khả năng phá vỡ liên kết 3 bền vững của Nito và chuyển hóa thành dạng $NH_3$…

      • Phản hồi
      • Chia sẻ
        Chia sẻ
        • Chia sẻ lên Facebook

    Đăng câu trả lời
    Hủy

    Bạn phải đăng nhập để trả lời


    Quên mật khẩu?

    Chưa có tài khoản, Đăng kí ngay

    Sidebar

    Bài viết mới

    • Đề thi HSGQG Sinh học 2022 – 2023 (Ngày thứ hai)
      bởi Khánh Hoàng
      25/02/2023
    • Đề thi HSGQG Sinh học 2022 – 2023 (Ngày thứ nhất)
      bởi Khánh Hoàng
      24/02/2023
    • [2022] Đề thi thử tốt nghiệp THPT liên trường Nghệ An (Lần 2)
      bởi Khánh Hoàng
      19/04/2022
    • [2022] Tổng hợp đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học
      bởi Khánh Hoàng
      19/04/2022
    • [2021] Giải chi tiết đề tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Mã 224)
      bởi Khánh Hoàng
      08/07/2021
    1. Khánh Hoàng trong Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về04/01/2023
    2. Khánh Hoàng trong Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính02/01/2023
    3. Khánh Hoàng trong Trong một quần thể thí nghiệm ruồi giấm A.melanogaster, các nhà khoa học nghiên cứu sự biến động tỉ lệ gen $E_6$ quy định enzyme $esterase – 6$02/01/2023
    4. Khánh Hoàng trong Xét cây đậu Hà Lan tự thụ phấn có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}Dd$02/01/2023
    5. Hoàng Quốc Khánh trong Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là B và b19/04/2022

    Explore

    • Đề thi thử THPTQG
      • THPTQG 2022
      • THPTQG 2021
    • Đề chính thức THPTQG
    • Đề HSG THPT
    • Sinh 10
    • Sinh 11
    • Sinh 12
    • Sinh THCS
    • Hỏi đáp

    Footer

    Website dạy học online môn Sinh học dành cho học sinh THPT, ôn thi HSG và ôn thi THPTQG. Được thành lập từ năm 2020, có 2 năm kinh nghiệm ôn thi THPTQG giúp nhiều bạn đạt điểm cao môn Sinh học.

    LIÊN KẾT
    • Giới thiệu
    • Chính sách
    • Quy chế hoạt động
    • Hướng dẫn sử dụng

    © 2022 Bản quyền thuộc về SINHHOCTHPT.com | Thiết kế bởi: Khánh Hoàng

    Thêm/Sửa đường dẫn

    Nhập địa chỉ đích

    Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

      Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.