Một quần thể động vật ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu là $0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa$. Trong đó, alen A quy định lông dài trội không hoàn toàn so với alen a quy định không lông, kiểu gen Aa quy định lông ngắn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở $F_5$, số cá thể mang alen A chiếm $84\%$.
II. Nếu chỉ các cá thể cùng màu lông giao phối với nhau thì tần số alen qua các thế hệ không thay đổi.
III. Nếu ở $F_2$, cấu trúc di truyền của quần thể là $0,15AA : 0,85aa$ thì quần thể đã chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Giả sử các cá thể lông dài không có khả năng sinh sản thì ở $F_1$, số cá thể lông dài chiếm tỉ lệ $\dfrac{33}{49}$.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
I. Đúng. Cá thể mang alen A chiếm $1-0,4^2=0,84$.
II. Đúng. Giao phối có lựa chọn không làm thay đổi tần số alen.
III. Sai. Ở $F_1$ tần số $A=0,6;a=0,4$. Ở $F_2$ tần số $A=0,575;a=0,425$. Quần thể có thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên hoặc các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Sai. Nếu các cá thể lông dài không sinh sản, cấu trúc quần thể tham gia sinh sản ở $F_1$ là $\dfrac{6}{7}Aa:\dfrac{1}{7}aa$. Cấu trúc di truyền ở $F_2$ là $\dfrac{9}{49}AA:\dfrac{24}{49}Aa+\dfrac{16}{49}aa$. Cá thể lông dài chiếm $\dfrac{9}{49}$.
Chọn đáp án B