CÂU HỎI
a) Hình 2 mô tả khái quát quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào của một cơ thể sinh vật. Xác định:
– Đầu 5′ và 3′ trên các mạch polinucleotit tương ứng với các vị trí A, B, C, D, E, F?
– Tế bào trên của cá thể sinh vật nhân sơ hay nhân thực? Giải thích?
– Nếu 1 gen cấu trúc có 197 đoạn intron thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại mARN trưởng thành? Biết rằng, trong mỗi phân tử mARN trưởng thành đều có đầy đủ các đoạn exon.
b) Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các bộ ba như sau:
Mạch (1): AAA TAX XAA TTX AXA TXA XTT XAA AXT XAT TTX
Mạch (2): TTT ATG GTT AAG TGT AGT GAA GTT TGA GTA AAG
Một phân tử mARN được phiên mã từ gen này thực hiện dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit có 7 axit amin (gồm cả axit amin mở đầu). Xác định:
– Số liên kết hidro giữa các nucleotit trên hai mạch của gen?
– Mạch nào trong hai mạch trên của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN? Giải thích.
– Cho gen trên nhân đôi liên tiếp một số lần trong môi trường có acridin, kết quả đã thu được một số gen mang đột biến điểm. So sánh số nucleotit của gen đột biến với gen ban đầu.
a)
– Đầu 5’ và 3’ trên các mạch pôlinuclêôtit: B, D, E: 3’ ; A, C, F: 5’
– Tế bào trên của cơ thể sinh vật nhân thực.
Vì: Trong mARN sơ khai có các đoạn êxôn và intron $\rightarrow$ Gen phân mãnh.
– Số đoạn êxôn của gen: 197 + 1 = 198.
→ Có thể tạo ra tối đa (198 – 2)! loại mARN trưởng thành.
b) – Số liên kết hiđrô được giữa các nuclêôtit trên hai mạch của gen là:
(23 $\times$ 2) + (10 $\times$ 3) = 76 liên kết hiđrô.
– Theo bài ra → Mạch (1) là mạch khuôn tổng hợp nên mARN. Vì tính từ trái qua phải trên mạch (1) ta thấy bộ ba TAX là mã mở đầu và sau 6 bộ ba kế tiếp gặp bộ ba kết thúc AXT. Mạch (2) dù đọc từ trái qua phải hay từ phải qua trái ta cũng không gặp được bộ ba mở đầu.
– Số nuclêôtit của gen đột biến so với gen ban đầu:
+ Nếu acridin chèn vào mạch gốc gây đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit → Gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 cặp nuclêôtit.
+ Nếu acridin chèn vào mạch bổ sung gây đột biến mất 1 cặp nuclêôtit → Gen đột biến ít hơn gen ban đầu 1 cặp nuclêôtit.