BẢNG ĐÁP ÁN
81. B | 82. A | 83. C | 84. D | 85. A | 86. B | 87. C | 88. D | 89. A | 90. A |
91. C | 92. C | 93. C | 94. D | 95. A | 96. D | 97. D | 98. D | 99. B | 100. C |
101. B | 102. B | 103. C | 104. B | 105. A | 106. D | 107. D | 108. B | 109. A | 110. A |
111. D | 112. B | 113. B | 114. D | 115. C | 116. A | 117. B | 118. C | 119. A | 120. C |
ĐỀ VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 81: Đặc điểm của tế bào trần trong phương pháp lai tế bào sinh dưỡng là không có
A. nhân. B. thành xenlulôzơ. C. ti thể. D. màng sinh chất.
Câu 82: Khảo sát 4 quần thể cá mè giống thu được kết quả như sau:
Quần thể I | Quần thể II | Quần thể III | Quần thể IV | |
Kích thước quần thể (con) | 2000 | 1500 | 3000 | 1000 |
Thể tích ao nuôi (m3) | 1500 | 1000 | 1200 | 500 |
Cho biết điều kiện sinh thái ao nuôi của 4 quần thể giống nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể nào có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất?
A. Quần thể III. B. Quần thể I. C. Quần thể IV. D. Quần thể II.
Câu 83: “Tạo ra giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt, khiến cho quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng” là thành tựu của
A. công nghệ tế bào. B. phương pháp gây đột biến.
C. công nghệ gen. D. phương pháp lai hữu tính.
Câu 84: Nhân tố tiến hóa có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 85: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li sau hợp tử. B. cách li tập tính.
C. cách li mùa vụ. D. cách li trước hợp tử.
Câu 86: Sinh vật nào sau đây đóng vai trò là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đồng cỏ?
A. Chim kền kền. B. Cỏ. C. Linh dương. D. Sư tử.
Câu 87: Trong quá trình phát sinh sự sống, tiến hoá tiền sinh học hình thành
A. sinh giới như ngày nay. B. chất hữu cơ phức tạp.
C. tế bào sơ khai. D. chất hữu cơ đơn giản.
Câu 88: Phép lai nào dưới đây thu được đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. Aabb aaBb. B. AaBb
aaBb. C. AABb
AaBb. D. AaBb
AaBb.
Câu 89: Đối tượng nghiên cứu giúp Menđen phát hiện ra quy luật phân li là gì?
A. Đậu Hà Lan. B. Ruồi giấm. C. Chuột bạch. D. Cà chua.
Câu 90: Theo lí thuyết, khi nói về đặc điểm di truyền của gen gây nên chứng động kinh ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bố mẹ bình thường có thể sinh ra con bị bệnh này.
B. Trong một tế bào có thể chứa nhiều bản sao khác nhau.
C. Bệnh luôn được di truyền từ mẹ sang con.
D. Ở người bệnh, mô khác nhau có thể chứa các alen khác nhau.
Câu 91: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh.
C. khống chế sinh học. D. cạnh tranh cùng loài.
Câu 92: Xét 2 cặp gen A, a và B, b trên 1 cặp NST thường, quá trình giảm phân bình thường ở một cơ thể tạo ra 4 loại giao tử về các gen này, trong đó loại giao tử AB chiểm tỉ lệ 10%. Theo lí thuyết, khoảng cách giữa các gen được xét là
A. 10cM. B. 30cM. C. 20cM. D. 5cM.
Câu 93: Đặc điểm nào dưới đây không có ở ống tiêu hóa của chó?
A. Ruột non ngắn. B. Răng nanh nhọn, dài.
C. Manh tràng phát triển. D. Dạ dày đơn.
Câu 94: Tế bào làm nhiệm vụ hấp thụ nước ở rễ của cây trên cạn là
A. tế bào biểu bì. B. tế bào mô giậu. C. tế bào khí khổng. D. tế bào lông hút.
Câu 95: Ổ sinh thái liên quan đến nhiệt độ và độ pH của 2 loài A, B được biểu diễn trên cùng một đồ thị sau:

Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của 2 loài A và B.
B. Độ pH nhỏ hơn 8 sẽ gây chết cho cả 2 loài.
C. Ổ sinh thái của 2 loài có sự trùng khít nhau hoàn toàn.
D. Loài A phân bố rộng hơn loài B về nhiệt độ và độ pH.
Câu 96: Cá trích thường tập trung thành đàn tạo thành những hình thù kỳ lạ nhằm làm phân tán sự tập trung của kẻ săn mồi. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 97: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu?
A. 700 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 11 nm.
Câu 98: Bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới là bằng chứng
A. giải phẫu so sánh. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. hóa thạch.
Câu 99: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã là
A. vùng khởi động. B. vùng vận hành. C. gen cấu trúc Z. D. gen điều hòa.
Câu 100: Ở sinh vật nhân thực, khi tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu thì phức hợp nào sau đây khớp mã với côdon mở đầu?
A. Leu – tARN. B. Val – tARN. C. Met – tARN. D. Ser – tARN.
Câu 101: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến gen. C. Đột biến lặp đoạn. D. Đột biến đa bội.
Câu 102: Nuôi tằm đực sẽ cho năng suất tơ cao hơn so với nuôi tằm cái. Màu sắc trứng tằm do một cặp gen A, a quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Dựa vào phép lai nào sau đây có thể sớm phân biệt được trứng tằm nào sẽ cho ra con đực, trứng tằm nào sẽ cho ra tằm cái?
A. XA XaXa Y. B. Xa Xa XAY. C. Aa
aa. D. Aa
Aa.
Câu 103: Một quần thể có cấu trúc di truyền: 50% Aa : 50% aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là
A. 0,5. B. 0,75. C. 0,25. D. 0,125.
Câu 104: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ ăn cỏ; chim sâu ăn cào cào; cáo ăn thỏ; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, thỏ là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng
A. bậc 1. B. bậc 2. C. bậc 3. D. bậc 4.
Câu 105: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza có vai trò
A. tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. cắt bỏ các intron và nối các êxôn lại với nhau.
D. tháo xoắn và tách hai mạch của ADN tạo chạc chữ Y.
Câu 106: Biện pháp nào sau đây giúp bảo quản nông phẩm hiệu quả?
A. Tăng độ ẩm cho môi trường bảo quản.
B. Cung cấp đầy đủ oxi cho quá trình hô hấp của nông phẩm.
C. Tăng nhiệt độ của môi trường bảo quản.
D. Giảm tối thiểu hoạt động hô hấp của nông phẩm.
Câu 107: Hình nào sau đây mô tả đúng cấu trúc chung của một gen cấu trúc?

A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 2.
Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây và hiểu biết của em để trả lời câu hỏi từ 108 đến 110
“Phenylketonuria (PKU) là bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) ở người, nguyên nhân do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Sự rối loạn này gây thiếu hụt Tyrosine – tiền chất quan trọng để sản xuất serotonin, catecholoamine dẫn truyền thần kinh, melanin và hormon tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh gây tích tụ phenylalanin trong cơ thể, nên việc đầu tiên cần làm là kiểm soát nguồn đưa phenylalanin từ chế độ ăn uống hàng ngày. Phenylketonuria nếu không được phát hiện và điều trị sớm từ những tuần đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến thần kinh nghiêm trọng và một loạt những rối loạn khác. Nếu mẹ áp dụng sớm chế độ dinh dưỡng đặc biệt (không có Phe và bổ sung Tyr) thì thai nhi vẫn phát triển tốt, đứa trẻ bị bệnh sinh ra vẫn khỏe mạnh và có tuổi đời bình thường”.
(Theo https://medlatec.vn/tin-tuc/phenylketone-nieu-pku-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-hieu-qua-s58-n19812 ngày 24/9/2020)
Câu 108: Gen gây bệnh PKU có thể được gọi là gen gì?
A. Gen trội. B. Gen đa hiệu.
C. Gen trong ti thể. D. Gen điều hòa.
Câu 109: Hiện tượng một cơ thể mang gen gây bệnh PKU có thể thay đổi mức độ biểu hiện bệnh PKU trước các chế độ dinh dưỡng khác nhau là ví dụ của
A. thường biến. B. đột biến gen trội.
C. mức phản ứng. D. đột biến NST.
Câu 110: Một cặp vợ chồng bình thường sinh con gái đầu lòng bị bệnh PKU. Họ dự định sinh đứa con thứ 2. Theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ hai mắc bệnh PKU là
A. 1/4. B. 1/8. C. 3/4. D. 1/2.
Câu 111: Ở một cơ thể động vật lưỡng bội, xét gen có 2 alen; alen B có 240 guanin; alen b có 180 xitôzin. Quá trình giảm phân của cơ thể này đã phát sinh loại giao tử có 420 xitôzin ở gen được xét. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này có thể là
A. bbb. B. bb. C. BB. D. Bbb.
Câu 112: Ở một loài thú, xét 3 gen, mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai (P) giữa 2 cơ thể có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng, thu được F1 gồm 28 loại kiểu gen, nhưng không xuất hiện loại kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Biết không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về thế hệ F1?
A. Kiểu gen có 1 alen trội chỉ có ở giới cái.
B. Kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có thể chiếm tỉ lệ 9/16.
C. Ba cặp gen này di truyền phân li độc lập.
D. Các cơ thể mang 2 alen trội luôn có 5 loại kiểu gen.
Câu 113: Một người bị bệnh về huyết áp có đồ thị về huyết áp đo được trong ngày như sau:

Có tối đa bao nhiêu trường hợp sau đây có thể là nguyên nhân gây tình trạng rối loạn này?
I. Người bệnh thường xuyên uống nhiều cà phê trong ngày.
II. Chế độ dinh dưỡng có quá nhiều colestêrôn.
III. Cơ thể thường xuyên bị thiếu nước.
IV. Người này tập luyện thể dục thể thao hợp lí.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 114: Cho phả hệ sau:

Biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của gen quy định; bệnh B do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X; người 10 đến từ một quần thể cân bằng di truyền về bệnh A với tần số alen gây bệnh này là 0,2. Theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng 9 – 10 sinh con gái bị đồng thời cả hai bệnh trên là
A. 57/160. B. 1/64. C. 3/400. D. 1/160.
Câu 115: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tính đa dạng của quần thể.
II. CLTN là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.
III. CLTN và di – nhập gen đều loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn gây hại ra khỏi quần thể.
IV. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 116: Một loài thực vật, xét 2 gen nằm trên cùng một cặp NST; alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây có thể thu được đời con có 7 loại kiểu gen, trong đó các cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 10%?
A. P: ♂ $\dfrac{AB}{ab}$ $\times$ ♀ $\dfrac{AB}{ab}$ B. P: ♂ $\dfrac{Ab}{ab}$ $\times$ ♀ $\dfrac{Ab}{aB}$
C. P: ♂ $\dfrac{AB}{ab}$ $\times$ ♀ $\dfrac{Ab}{aB}$ D. P: ♂ $\dfrac{aB}{ab}$ $\times$ ♀ $\dfrac{Ab}{ab}$
Câu 117: “Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HABs). Thảm họa “thủy triều đỏ” ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 từng làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục” (Theo khoahoc.tv)
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng trên?
I. Tảo nở hoa gây hại cho các sinh vật biển là ví dụ về mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
II. Sự tồn tại của các loại tảo (gây hiện tượng thủy triều đỏ) là hoàn toàn không có lợi cho hệ sinh thái.
III. Thắt chặt việc kiểm soát nguồn chất thải, nhất là ở vùng nuôi trồng thủy, hải sản là một trong những biện pháp hạn chế HABs.
IV. Loại bỏ các loài tảo ra khỏi hệ sinh thái sẽ đảm bảo sự phát triển cân bằng của hệ sinh thái.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 118: Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gen mã hóa cho cùng một loại prôtêin ở 4 loài sinh vật, người ta thu được trình tự các nuclêôtit trên êxôn tương ứng như sau:
Loài A: 3’ … – GTT – TAX – TGT – AAG – TTX – TGG – 5’
Loài B: 3’ … – GTT – GAX – TGT – AAG – TTX – TGG – 5’
Loài C: 3’ … – GTT – GAX – TGT – AAG – TTX – TAG – 5’
Loài D: 3’ … – GTT – GAX – GGT – AAT – TTT – TGG – 5’
Biết hệ gen của 4 loài sinh vật này chỉ khác nhau ở đoạn trình tự trên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về 4 loài này?
I. Loài A có quan hệ họ hàng gần nhất với loài B.
II. Loài D đã tiến hóa thành loài A do 1 đột biến điểm.
III. Có thể loài B đã tiến hóa thành loài C do đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T.
IV. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của các loài này giống nhau.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 119: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen A, a và B, b trên 2 cặp NST cùng quy định màu sắc hoa; kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có một loại alen trội A quy định hoa vàng; kiểu gen chỉ có một loại alen trội B quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có các alen lặn quy định hoa trắng. Các cây hoa vàng (P) tự thụ phấn, thu được 15% số cây hoa trắng. Cho các cây hoa vàng (P) này giao phấn với các cây hoa tím, thu được F1 có 56% số cây hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, các cây hoa vàng ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 14%. B. 28%. C. 35%. D. 25%.
Câu 120: Một loài thực vật lưỡng bội, màu hoa của cây do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả alen A và alen B quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; alen D quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Phép lai P: cây hoa đỏ, thân thấp cây hoa trắng, thân thấp, thu được F1; cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có loại kiểu hình hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 28,125%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ, thân thấp ở F2, các cây có 3 alen trội chiếm tỉ lệ
A. 1/8 . B. 1/4. C. 4/9. D. 2/9.
Đăng bình luận